Lễ gia tiên là một trong những thủ tục không thể thiếu trong đám cưới Việt. Tùy theo phong tục, tập quán từng vùng miền mà lễ vật, thủ tục làm lễ gia tiên được tiến hành theo nhiều phương thức khác nhau. Cùng với Yêu Media tìm hiểu về những điều thú vị trong lễ gia tiên ngày cưới trên mọi miền đất nước!
Trong ngày cưới, cô dâu và chú rê sẽ thắp hương trên bàn thờ tổ tiên để ra mắt ông bà, tỏ lòng biết ơn tổ tiên, mong được chứng giám với niềm tin được sự che chở, ban phước của ông bà, ho vọng có cuộc hôn nhân hạnh phúc.
Gần tới ngày cưới, cô dâu chú rể cần chuẩn bị rất nhiều thứ, hãy tham khảo một số kinh nghiệm cưới hỏi của các cặp đôi đã kết hôn để có thêm gợi ý cho đám cưới của mình..
Thời gian tiến hành lễ gia tiên
Lễ gia tiên là nghi thức cuối cùng, được diễn ra trong cả ngày ăn hỏi và ngày cưới. Sau khi họ hàng hai bên đã thưa chuyện, thực hiện các thủ tục thưa gửi, xin dâu cũng như đồng ý cho tổ chức lễ cưới.
Vào ngày ăn hỏi, lễ gia tiên được diễn ra tại nhà gái, cô dâu và chú rể sẽ thắp hương trên bàn thờ nhà gái sau khi hai họ đã thực hiện xong thủ tục thưa chuyện.
Trong ngày cưới, lễ gia tiên được tiến hành ở cả hai nhà thông gia, cô dâu chú rể để trình mặt mình đã là con cháu trong gia đình với tổ tiên.
Thành phần tham dự trong lễ gia tiên
Trước sự chứng kiến của gia đình hai bên, lễ gia tiên diễn ra tại nhà nào thì bố mẹ sẽ dẫn cô dâu chú rể lên phòng thờ, thắp hương trên ban thờ. Đôi uyên ương báo cáo chính thức trở thành vợ chồng và xin ban phúc của ông bà, tổ tiên.
Lễ vật cần chuẩn bị trong lễ gia tiên
Tùy theo phong tục, tập quán từng vùng mà lễ vật cần có trong lễ gia tiên khác nhau. Tuy nhiên một số lễ vật không thể thiếu đó là:
– Nhà trai sẽ chuẩn bị trầu cau, lễ vật, lễ đen (là tiền hoặc vàng) tới nhà gái thắp hương trong cả đám cưới và đám hỏi.
– Nhà gái chuẩn bị mâm ngũ quả, làm cơm cúng tổ tiên và đặt lên bàn thờ các lễ vật mà nhà trai mang tới.
– Các gia đình miền Bắc, trong lễ gia tiên, trên bàn thờ thường có con gà mổ moi và cỗ xôi gấc với mong muốn cuộc sống hôn nhân của đôi trẻ tròn trịa và may mắn.
– Trong lễ gia tiên của người miền Nam, nhất thiết phải có đôi đèn cầy chạm khắc long phượng với mong muốn cuộc sống gia đình đôi trẻ luôn ấm áp như ngọn lửa đèn cầy. Nhà trai sẽ chuẩn bị cặp đèn cầy và nhà gái chuẩn bị chân đèn, hai gia đình cần có sự thống nhất về kích cỡ để tránh sự cố, ảnh hưởng tới cuộc sống hôn nhân.
– Vào ngày cưới, gia đình nhà trai sẽ chuẩn bị thêm lễ vật gồm con gà, cỗ xôi và mâm trái cây hình long phụng để trang trí bàn thờ trước khi đón cô dâu về nhà chồng.
Nguồn: https://erabarufm.com/
Xem thêm bài viết khác: https://erabarufm.com/category/meo-vat/
Good video👍👍👍🙏